NGÀNH MARKETING CÓ GÌ THÚ VỊ?
“Marketing là tiếp thị hả con?”, “Marketing là đi phát tờ rơi đúng không con?”, “Ngành này học gì? Ra làm ở đâu?”,…
Hiện nay, còn rất nhiều người hiểu sai về ngành Marketing, đặc biệt là các bậc phụ huynh vẫn chưa hiểu ngành mà con mình theo đuổi là làm những gì. Hôm nay, TomEdu sẽ cùng bạn giải đáp những thắc mắc này.

Marketing là gì?
Bạn có thể tìm thấy rất nhiều khái niệm về marketing trên các trang mạng, sách,…Ở đây, chúng ta có thể hiểu nó một cách đơn giản nhất: Marketing là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh, gồm các hoạt động hướng đến thu hút thị hiếu khách hàng, thông qua khách hàng để quảng bá sản phẩm, phát triển thương hiệu và mở rộng thị trường. Mục tiêu chính của marketing là biến khách hàng thành khách hàng tiềm năng và trở thành cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp và khách hàng.
>> Tham khảo thêm: Chương trình khởi nghiệp và ước mơ
Marketing sẽ làm những gì?
1. Bán hàng
Đây hẳn là việc mà khi nhắc đến ngành này thì ai cũng sẽ nghĩ đến ngay. Tuy nhiên, công việc tưởng chừng dễ nhưng lại không hề đơn giản. Là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và giới thiệu sản phẩm đến tận tay khách hàng. Công việc này yêu cầu bạn thực sự yêu thích công việc, hiểu và nắm rõ về sản phẩm của công ty, cung cấp đầy đủ cho khách hàng về thông tin sản phẩm, quan tâm đến sự hài lòng của khách hàng,… Bán hàng là bộ mặt của công ty, vì chính họ là người tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất. Cho nên, đội ngũ này thường được xây dựng và đào tạo rất chuyên nghiệp.
2. Chăm sóc khách hàng
Tuy đây không phải là bộ phận tiếp xúc đầu tiên và trực tiếp với khách hàng, nhưng lại là mắt xích rất quan trong liên kết khách hàng với doanh nghiệp. Nhân viên chăm sóc khách hàng chính là những người nắm bắt tâm tư khách hàng, lắng nghe những phản hồi, chia sẻ về sản phẩm của công ty từ khách hàng trong và sau quá trình sử dụng. Bộ phận này sẽ ghi nhận toàn bộ những khiếu nại và đóng góp của khách hàng cho doanh nghiệp, trực tiếp trao đổi và xử lý, là mấu chốt khiến khách hàng tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp. Chính vì vậy, vị trí này luôn yêu cầu về kỹ năng giao tiếp tốt, thái độ chuyên nghiệp. Đặc biệt là kỹ năng xử lý tình huống.
3. Truyền thông Marketing
Đây là công việc cốt lõi trong ngành marketing, đa số các bạn trẻ đều muốn theo đuổi vị trí này, vì công việc này rất năng động và linh hoạt, đa dạng nhưng mang nhiều thử thách. Với công việc này, bạn cần sử dụng các kênh truyền thông để mang những thông tin sản phẩm đến với khách hàng một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Để trở thành chuyên gia ở vị trí này, bạn cần phải nhạy bến với các kênh truyền thông, cập nhật xu hướng thị trường nahnh chóng, nắm bắt được đối tượng của kênh, làm sao để khi kết hợp với bộ phận sáng tạo có thể truyền đạt đến cho khách hàng một cách tốt nhất.
>> Tham khảo thêm: Khóa học quản trị chiến lược và phát triển doanh nghiệp
4. Content và SEO
Hai bộ phận này có thể nói là luôn luôn song hành và không thể tách rời. Khi các bạn content đang tập trung sáng tạo nội dung, gửi gắm các thông điệp của công ty lên blogs, video, hình ảnh,… nhằm khơi gợi sự tò mò và niềm yêu thích của khách hàng đối với sản phẩm, để khách hàng biết đến nhiều hơn về thương hiệu của công ty. Thì SEO sẽ thực hiện mở đường cho khách hàng tìm đến doanh nghiệp, bằng cách tối ưu công cụ tìm kiếm, khiến tên doanh nghiệp xuất hiện nhiều hơn trên các trang tìm kiếm, nâng cao cơ hội tiếp cận với khách hàng thông qua thông tin đã được cung cấp từ các bạn content marketing. Do đó, đây chính là bộ đôi có vai trò rất quan trọng.
…
Vai trò của Marketing
Chi phối thị trường luôn là mục tiêu của các doanh nghiệp, điều này thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy mạnh và nâng cao các hoạt động, kỹ thuật marketing, đầu tư, tổ chức và điều hành mọi hoạt động trên thị trường. Vì vậy bộ phần Marketing cần:
- Khảo sát thị trường, hoạt động sản xuất và tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách thiết thực
- Nghiên cứu thị trường và nghiên cứu đối thủ
- Xây dựng chiến lược quảng bá sản phẩm, thương hiệu, tiếp cận khách hàng
- Tối ưu các chiến dịch truyền thông offline và online
Trên đây là những chia sẻ của TomEdu về Marketing, nếu bạn đang muốn theo đuổi ngành này thì đừng ngại ngần nhé. Bằng cấp không còn là quan trọng nhất nữa, mà thay vào đó bạn cần có các kiến thức căn bản, các kỹ năng cần thiết, sự năng động và tâm huyết với nghề để trở thành một chuyên viên Marketing thực thụ. Chúc các bạn thành công.
>> Tham khảo thêm: Ứng dụng chat nội bộ doanh nghiệp được ưa chuộng nhất